Xây nhà là một việc vô cùng quan trọng của cả đời người, nhưng chúng ta thường mắc phải nhiều sai lầm không đáng có dẫn tới ngôi nhà sau khi xây dựng xong giống như một sự chắp vá nào đó mà không được thỏa mãn với nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Đây là những kinh nghiệm được chúng tôi đúc kết được nhằm giúp bạn tránh được những rủi ro khi xây nhà và cách thức để quản lý chất lượng xây dựng ngôi nhà của bạn một cách tốt nhất.

Xác định được ý tưởng thiết kế và lên kế hoạch tài chính

Trước tiên bạn cần xác định ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà của mình: phong cách, bối cảnh… Bạn cũng cần xác đinh mục đích, công năng của ngôi nhà như để ở, kinh doanh hay cho thuê. Nếu là để ở thì cần xác định các nhu cầu cơ bản của gia đình như: Số lượng phòng, vị trí, diện tích, nội thất, đồ trang trí, không gian dự trữ, phòng thờ, bếp nấu ăn, phòng khách…

Tài chính là yếu tố quan trong trước khi quyết định xây nhà. Bạn cần ước tính chi phí xây dựng cơ bản cho việc xây dựng toàn bộ ngôi nhà bao gồm: Phần xây thô, trang trí nội thất, trần thạch cao, ốp gạch… Cách tính nhanh nhất hiện nay là theo m2 xây dựng.

Ngoài ra, chi phí mua sắm đồ đạc cần chuẩn bị như bàn ghế, máy lạnh, tủ quần áo, thiết bị gia dụng cần thiết. Lưu ý thiết bị, đồ đạc không liên quan đến phần kinh phí xây dựng. Bạn nên tính dự trù kinh phí trước khi gặp tình trạng sau khi xây dựng xong lại thiếu kinh phí trang bị những vật liệu tạo cho căn nhà thêm phần hài hòa hơn. Đặc biệt, cần hoạch định danh mục chi phí và danh mục công việc thật kỹ để hạn chế phát sinh.

Chọn người tư vấn thiết kế xây dựng nhà

Chọn một số đơn vị tư vấn có nghiên cứu về phong thuỷ, bạn còn được tính toán các không gian, bố trí cửa, cầu thang và các đồ đạc hợp với phong thuỷ, để khi ở trong nhà cảm thấy yên tâm, thoải mái, là đòn bẩy cho sự nghiệp và sức khỏe.

Hãy cung cấp cho người thiết kế những thông tin tóm tắt về gia đình, về mảnh đất và nhu cầu sở thích sử dụng của các thành viên như cần xây nhà mấy tầng, phòng khách diện tích bao nhiêu, phòng bếp có lối đi riêng hay phải thông qua phòng khách, có sử dụng phòng ăn chung với không gian bếp và cần bố trí tối thiểu cho bao nhiêu người, cần có mấy phòng ngủ, có làm thêm phòng trẻ em không?… .

Sau khi đã trình bày hết những điều mình muốn nói rồi sau đó bạn hãy lắng nghe lời khuyên của kiến trúc sư. Nếu yêu cầu không phù hợp về thẫm mỹ cũng như về độ an toàn thì không nên làm.

Bạn cũng nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng và hạn chế can thiệp và phần xử lý chuyên môn khi kiến trúc sư đưa ra phương án.

Chọn nhà thầu và giám sát xây dựng

Chọn các nhà thầu xây dựng, nhiều kinh nghiệm trong nghề đóng vai trò khá quan trọng, một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp phải cam kết đảm bảo hoàn thành và bàn giao theo đúng thời hạn.

Xem xét nhà thầu ký kết hợp đồng sau đó bàn giao lại cho đội thi công. Hãy chọn nhà thầu tuân thủ quy định an toàn lao động.

Bạn cũng nên tìm cho mình một người giám sát công trình. Đây là người sẽ trực tiếp quản lý về tiến độ và chất lượng của nhà thầu, tránh tình trạng làm gian dối, ăn bớt, chất lượng kém. Người giám sát này hoặc là người thân trong gia đình, nhưng phải có kinh nghiệm về xây dựng, hoặc là một công ty chuyên môn về xây dựng.

Xây dựng và hoàn thiện

Sau khi động thổ, đội thợ sẽ bắt tay vào làm móng, xây dựng thô rồi đến hoàn thiện. Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường.

Giai đoạn hoàn thiện, nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp…cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.

Trên đây là nhữnng kinh nghiệm cơ bản nhất trong xây nhà. Ngoài những kinh nghiệm này, khi xây nhà bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như: xem tuổi, hướng nhà trước khi xây, chọn vật liệu xây dựng hay tham khảo nhà của hàng xóm, người thân… để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất…