Sàn mái là vị trí chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ thời tiết cũng như bị ảnh hưởng vì sự chênh lệch nhiệt độ lớn nhất từ nắng nóng đến mưa rào. Do đó, sàn mái rất dễ bị thấm dột với các dấu hiệu như nứt nẻ, ứ đọng, rêu mốc, loang nước… Để chống thấm triệt để hoàn toàn cho sàn mái cần có những lưu ý và thi công đặc biệt, dưới đây là phương pháp sử dụng chất chống thấm sàn mái tối ưu nhất bạn cần biết.

Nguyên nhân sàn mái bị thấm dột

Khác với những nguyên nhân thấm dột thông thường, thấm dột ở sàn mái lại đến từ những nguyên nhân đặc trưng, có thể là do:

  • Khi thực hiện việc ngăn thấm từ ban đầu, người thi công lựa chọn sử dụng phương pháp cổ điển bằng màng khò, nên rất có thể do cách dán màng khò không khít mép hoặc sau một thời gian màng khò co giãn, dẫn đến việc nước sẽ xâm nhập vào sâu bên trong lớp sàn một cách dễ dàng.
  • Hệ thống thoát nước kém, không vệ sinh mái, đường ống thường xuyên khiến nước ứ đọng lâu ngày.
  • Trong quá trình thi công, không kiểm soát kĩ, kiểm tra độ ẩm trước khi lát gạch khiến ứ đọng nước ngay từ khi khởi công xây mới.
  • Ngay từ lúc ban đầu, có thực hiện biện pháp chống thấm nhưng sử dụng vật liệu hoặc phương pháp thi công kém chất lượng, kém đàn hồi, dễ lão hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thấm dột sàn mái.
  • Kết cấu chưa ổn định do bảo dưỡng kém, hoặc không sử dụng thêm phụ gia có độ co giãn cần thiết cho bê tông hồ vữa, dẫn đến tạo ra các vết nứt lớn. Tạo điều kiện cho nước xâm nhập vào và ứ đọng lại. 

Phương pháp chống thấm sàn mái bằng KOVA CT-11A Plus hiệu quả nhất

Chất chống thấm CT-11A plus đang là lựa chọn hàng đầu, khi cần giải pháp khắc phục hiện tượng thấm dột trên mái nhà.

Quy trình thi công như sau:

1 . Chuẩn bị trước khi chống thấm

  • Thầu thợ thi công: Người trực tiếp dùng kĩ năng và kinh nghiệm chống thấm sàn mái lâu năm, nhiều kinh nghiệm, tay nghề vững.
  • Dụng cụ thi công: Máy móc thiết bị, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thi công chống thấm mái: bay, rulo, dụng cụ khuấy trộn, súng phun áp lực ( nếu có )
  • Chất chống thấm sàn mái: CT-11A plus Sàn
  • Xi măng

2 . Chuẩn bị bề mặt sàn:

Sàn mái, sân thượng, ban công, seno là những khu vực ngoài trời tiếp xúc nhiều với nước mưa hay bồn cây được tưới nước nên sẽ dễ dàng bị thấm. Nếu để lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng sàn bị rêu mốc, bám bụi tại bề mặt hoặc các khe nứt. Vì vậy, việc vệ sinh trước khi thi công chống thấm là điều cần thiết nhằm giúp gia tăng hiệu quả thi công tối đa.

  • Sử dụng khoan, dụng cụ đục lớp vữa cũ bám trên nền để mài phẳng bề mặt
  • Vệ sinh sạch sẽ rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ bám kém trên bề mặt
  • Dọn vệ sinh, rửa sạch và để khô (làm khô) bề mặt
  • Xử lý các khe nứt lớn bằng chất chống thấm co giãn CT-14 của KOVA
  • Đối với các sàn mới cần để tối thiểu ít nhất 21 ngày để ổn định kết cấu
  • Nếu bề mặt sàn khô hoặc nóng quá, cần làm ẩm trước khi thi công chống thấm

3 . Chống thấm bằng CT-11A Sàn

Bước 1: Phủ 2-3 lớp Kova CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để lớp cuối khô cứng khoảng 3-4 ngày.

Với đặc tính chống thấm vượt trội, CT-11A đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm và trở thành sản phẩm chuyên dụng được nhiều thầu thợ tin dùng. Ngoài ra, CT-11A còn giúp tăng độ bền của công trình lên đến 15 năm, chịu được tác động của thời tiết, chịu mài mòn và nước mặn, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn/rêu mốc. Đặc biệt, sản phẩm này rất an toàn, thân thiện với môi trường và cả người sử dụng.

Bước 2: Cán hồ bảo vệ lớp ngăn thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ lớp sơn chống nóng cho sàn mái CN-05.

Lớp sơn chống nóng sàn CN-05 dai cứng, chịu ẩm ướt, chịu tia UV, đặc biệt có khả năng cách nhiệt cực tốt, giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới. Đồng thời cũng tạo phẳng cho sàn mái nếu không lót gạch.