Quái chỉ sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, bao gồm 8 sự vật, hiện tượng cơ bản trong vũ trụ mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được.

Vạn vật trong vũ trụ đều dựa theo 8 sự vật, hiện tượng này mà biến đổi, đây chính là khởi nguồn của Bát quái.

Bát quái tượng trưng cho 8 sự vật, hiện tượng tự nhiên là: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Ly (mặt trời), Khảm (mặt trăng), Cấn (núi), Đoài (sông), trong đó:

“Càn đại diện cho trời, trời là tối thượng, trên đầu là trời, cho nên trời là đỉnh cao.”

“Khôn đại diện cho đất”

“Ly đại diện cho mặt trời”

“Khảm đại diện cho mặt trăng”

Chúng chuyển động không ngừng, đại diện cho không gian, thời gian và vũ trụ.

Chấn là đại diện cho sấm, sấm đại diện cho điện năng, chấn động trong vũ trụ;

Tốn đại diện cho gió, có khí lưu động chính là gió;

Cấn đại diện cho núi; chính là chỗ nhô cao trên lục địa;

Đoài đại diện cho dòng chảy, chính là đại dương, sông ngòi.

Trong vũ trụ, 8 sự vật, hiện tượng tự nhiên này thống nhất, đối lập với nhau sinh ra sự vô cùng, vô tận của vũ trụ.

Cho nên Bát quái chính là 8 sự vật, hiện tượng đại biểu trong vũ trụ của chúng ta, nó cấu thành nên trời đất, vạn vật.

Tiên thiên Bát quái là hình tượng của vạn sự, vạn vật

Tiên thiên Bát quái là do Phục Hy sáng tạo ra, từ trong bản chất nó biểu thị quy luật khách quan hai mặt đối lập thống nhất.

Âm dương tiêu trưởng tồn tại phổ biến trong thế giới rộng lớn, nó phản ánh hình ảnh của vạn vật thời kỳ tối sơ của vũ trụ.

Sở dĩ gọi là Tiên thiên, chính là để chỉ thời điểm khi vũ trụ và vạn vật chưa hình thành, khi có vũ trụ vạn vất chính là Hậu thiên.

Tiên thiên Bát quái: Nam Càn, Bắc Khôn, Đông Ly, Tây Khảm, Đông Bắc Chấn, Tây Nam Tốn, Đông Nam Đoài, Tây Bắc Cấn.

Càn Khôn đối nhau gọi là thiên địa định vị, Khảm Ly đối nhau gọi là Thủy Hỏa bất tương xạ, Chấn Tốn đối nhau gọi là lôi phong tương bạc, Cấn Đoài đối nhau gọi là sơn trạch thông khí.

Khí của Tiên thiên là nguồn gốc phát sinh của vạn vật, cũng là nguồn gốc của phái phong thủy Lý khí.

Bất luận là âm trạch (mồ mả) hay dương trạch (nhà ở), trên bản chất đều lấy Tiên thiên Bát quái làm căn cứ.

Phương vị của Tiên thiên Bát quái (trên Nam, dưới Bắc, trái Đông, phải Tây) và phương vị trong bản đồ mà chúng ta sử dụng ngày nay (trên Bắc, dưới Nam, trái Tây, phải Đông) là hoàn toàn tương phản.

hau thien bat quai, tien thien bat quai

hậu thiên bát quái, tiên thiên bát quái

Hậu thiên Bát quái thuận theo sự biến đổi của tự nhiên

Hậu thiên Bát quái chính là Văn Vương Bát quái, phản ánh trạng thái thực chất của giới tự nhiên và xã hội loài người.

Nếu nói Tiên thiên Bát quái là biểu minh cho hiện tượng vũ trụ hình thành thì Hậu thiên Bát quái chính là quá trình hình thành con người trong vũ trụ biến đổi thuận theo vạn vật tự nhiên.

Phương vị của Hậu thiên Bát quái khác với Tiên thiên Bát quái, cụ thể là: Nam Ly, Bắc Khảm, Đông Chấn, Tây Đoài, Đông Bắc Cấn, Tây Nam Khôn, Đông Nam Tốn, Tây Bắc Càn.

Hậu thiên Bát quái lấy trạng thái sinh trưởng của vạn vật theo bốn mùa để có được quy luật.

Theo Thuyết quái truyện có thể thấy: Vạn vật sinh ở mùa xuân, trưởng ở mùa hạ, thu hoạch ở mùa thu, cất giữ ở mùa đông, mỗi năm có 360 ngày, mỗi một quái trong Bát quái chủ 45 ngày, sự luân chuyển lại dựa theo 8 tiết, mỗi quái có 3 hào, 3×8 = 24, 24 tiết khí vậy.

Chấn ở hướng Đông, thuộc Mộc, cây cối thịnh vượng, đại diện bởi mùa xuân;

Tốn là gió, ở hướng Đông Nam, vạn vật phát triễn cực thịnh vào lúc giao mùa xuân và hạ;

Ly là lửa, thuộc hướng Nam, lửa vượng vào mùa hạ, cây cối tốt tươi, hồi quy ở vùng đất lớn;

Đoài thuộc hướng Tây, là trời thu, là Kim, Kim sẽ thịnh vượng vào mùa thu;

Càn tính cứng rắn, thuộc Kim, cuối thu, đầu đông, là lúc cây cỏ tàn úa;

Khảm là Thủy, Kim sinh Thủy, hướng Bắc thuộc Thủy, thảo Mộc ẩn tàng, ngừng sinh sôi nảy nở.

Cấn là dừng, là cuối cùng, một năm 4 mùa tuần hoàn đến lúc giao nhau giữa màu đông và mùa xuân, vạn vật đã kết thúc một chu kỳ.

 

Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái

Bát quái chính là ký hiệu cơ bản mang ý nghĩa tượng trưng tiến hành tổ hợp sắp xếp mà hình thành 8 phương thức. sau đó dùng 8 phương thức này để chỉ 8 sự vật hoặc hiện tượng cơ bản trong vũ trụ.

Ký hiệu cơ bản của bát quái chính là hào, vạch liền “-“ là đại diện cho hào dương của khí dương, vạch đứt “ - - “ là đại diện cho hào âm của khí âm. 3 hào tổ hợp hình thành 8 quẻ tượng, lần lượt đại điện cho quẻ Càn của trời, quẻ Khôn của đất, quẻ Khảm của nước, quẻ Ly của lửa, quẻ Chấn của sấm sét, quẻ Cấn của núi, quẻ Tốn của gió, quẻ Đoài của ao hồ.

Bát quái có thể chia thành Tiên thiên Bát quái của Phục Hy và Hậu thiên Bát quái của Chu Văn Vương.

Phương thức sắp xếp của Tiên thiên Bát quái là: Trên càn 1, dưới Khôn 8, vai trái Đoài 2, vai phải Tốn 5, chân trái Chấn 4, chân phải Cấn 7, tay trái Ly 3, tay phải Khảm 6. Cũng chính là quẻ Càn trong hình tròng trên đây, trình tự số quẻ của nó là 1; phía dưới là quẻ Khôn, số thứ tự là 8; phía trên bên trái quẻ Đoài, số thứ tự là 2; phía trên bên phải là quẻ Tốn, số thứ tự là 5; phía dưới bên trái là quẻ Chấn, số thứ tự là 7; chính giữa bên trái là quẻ Ly, số thứ tự là 3; chính giữa bên phải là quẻ Khảm, số thứ tự là 6.

Phương pháp sắp xếp sơ đồ phương vị Hậu thiên Bát quái là: trên Ly 8, dưới Khảm 1, vai trái Tốn 7, vai phải Khôn 4, chân Trái 5; chân phải Càn 2, tay trái Chấn 6, tay phải Đoài 3. Phía trên là quẻ Ly, số thứ tự là 8, phía dưới là quẻ Khảm, số thứ tự là 1; phía trên bên trái là quẻ Cấn, số thứ tự là 5; phía dưới bên phải là quẻ Càn, số thứ tự là 2; chính giữa bên trái là quẻ Chấn, số thứ tự là 6; chính giữa bên phải là quẻ Đoài, số thứ tự là 3.

Thường thì Tiên thiên là thể, Hậu thiên là dụng. có nghĩa là sơ đồ phương vị Tiên thiên Bát quái là bản thể, sơ đồ phương vị Hậu thiên Bát quái là ứng dụng. trong đó, Tiên thiên Bát quái tượng trưng cho quy luật tự nhiên, chủ yếu ứng dụng vào khoa học tự nhiên, ví dụ như thiên văn, địa lý; còn Hậu thiên Bát quái tượng trưng cho quy luật xã hội, được ứng dụng vào các môn học của loài người, ví dụ như tìm hiểu phong thủy đoán mệnh Đông y.       

Mô tả 8 quẻ trong bát quái và ý nghĩa của từng quẻ

Quẻ Càn: Là quẻ đại diện cho trời, bố, sự rắn chắc khỏe mạnh.
 
Quẻ Khôn: Là quẻ đại diện cho đất, mẹ, sự khoan dung nhân từ.
 
Quẻ Đoài: Là quẻ đại diện cho nước, thiếu nữ, sự mềm yếu, hoạt bát.
 
Quẻ Cấn: Là quẻ đại diện cho núi, nam thanh niên, sự trầm lắng, ổn định.
 
Quẻ Khảm: Là quẻ đại diện cho đầm hồ, nam giới trung niên, sự hiểm ác, đê tiện.
 
Quẻ Ly: Là quẻ đại diện cho Lửa, nữ giới trung niên, sự thông minh hiếu học.
 
Quẻ Tốn: Là quẻ đại diện cho gió, trưởng nữ, sự do dự.
 
Quẻ Chấn: Là quẻ đại diện cho sấm, trưởng nam, hoạt động nhiều, dễ nổi giận.
 
Như vậy Bát Trạch là gồm 8 loại nhà được chia thành 2 nhóm, 4 loại nhà Đông và 4 loại nhà Tây. Dựa theo năm sinh mà cũng phân thành 8 loại người được chia thành 2 nhóm, 4 loại người Đông và 4 loại người Tây. Điều kiện lý tưởng nhất là người Đông ở nhà Đông, người Tây ở nhà Tây. Ngược lại thì là không tốt.
 
Những điều trên tuy có thể chưa phải là kiến thức Phong Thủy toàn vẹn, nhưng Bát Trạch chính là một trong những cách áp dụng Bát Quái rất hữu hiệu của người xưa.
 
Bát Quái không chỉ dừng lại trong Phong Thủy mà còn được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông. Bát Quái còn dùng để diễn tả ngoại cảnh, hiện tượng, sự vật… ứng dụng trong võ thuật, trong y học, trong lịch thời gian, và thậm chí là trong mối quan hệ gia đình.
 
Cơ bản Bát Quái gồm tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
 
Được ứng dụng lại như sau:
 
Càn: bố Khôn: mẹ
Chấn: anh trưởng Tốn: chị trưởng
Khảm: anh kế Ly: chị kế
Cấn: em trai út Đoài: em gái út
 
Thông thường mối quan hệ trong gia đình sẽ như sau:
 
 Bố (Càn) rất thương cô con gái rượu (con út – Đoài).
 Mẹ (Khôn) rất thương đứa con trai út (Cấn).
 Cô em kế mới lớn (Ly) thì rất nghe lời người anh cả năng động (Chấn). [chê bố mẹ già không hiểu tâm lýmới của con trẻ]
 Vậy nên chị (Tốn) bảo ban được cho em kế (Khảm). [chê bố mẹ già không năng động như con trẻ]
Khéo nhìn lại một chút, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy đây chính là mối quan hệ tốt đẹp nhất trong Bát Trạch. Mối quan hệ Sinh Khí.
 
(Càn – Đoài, Khôn – Cấn, Ly – Chấn, Tốn – Khảm.)
 
Tương tự, sẽ dễ dàng ta nhận thấy trong gia đình:
 
- Bố (Càn) sẽ rất nhức đầu với thói đỏng đảnh của cô ba (Ly).
 
- Mẹ (Khôn) sẽ không vui vì sự ù lỳ của anh ba (Khảm).
 
- Chị cả (Tốn) không hài lòng sự ỷ lại của em út (Cấn) vì được mẹ (Khôn) che chở.
 
- Anh cả (Chấn) khó mà huấn dụ cô út (Đoài) vì được bố (Càn) bảo bọc.
 
Đây chính là mối quan hệ Tuyệt Mạng, loại quan hệ xấu nhất trong tương quan Bát Trạch. (Càn – Ly, Khôn – Khảm, Tốn – Cấn, Chấn – Đoài).
 
Tương tự như vậy cho các mối quan hệ khác…
 
Qua những điều trên, hẵn các bạn thấy được sự quy luật áp dụng của Bát Trạch vận hành một cách rất “con người” ra sao. Chứ không phải chỉ là những công thức hoặc câu khẩu quyết từ chương mà chúng ta học thuộc lòng.
 
Hẵn sẽ có những người rất tinh ý và thắc mắc rằng: quy luật Bát Trạch vận hành theo con người, hay mối quan hệ của con người vận hành theo quy luật Bát Trạch… Thật ra mà nói, yếu tố con người – Nhân – là một phần không thể tách rời của bộ ba Thiên, Địa, Nhân. Do vậy không phải là con người vận hành theo quy luật Bát Trạch hay quy luật Bát trạch vận hành theo con người mà hai điều này đều vận hành theo một quy luật chung thống nhất, quy luật của Bát Quái.
 
Bát quái và các bộ phận trên cơ thể người

Ngũ tạng là cơ quan quan trọng của cơ thể, lý luận Đông y truyền thống của Trung Quốc cũng được kết hợp với Hà Đồ, sau đó đối ứng Bát quái Ngũ hành.

Tim trong Ngũ hành thuộc phía Nam của Hà đồ, thuộc tính của Ngũ hành là Hỏa, Bát quái đối ứng là quẻ Ly đại diện cho Hỏa.

Phổi nằm ở phía Tây của Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Kim, Bát quái đối ứng là quẻ Càn, đại diện cho trời và quẻ Đoài đại diện cho sông ngòi.

Thận nằm ở hướng Bắc của Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Thủy, Bát quái đối ứng là quẻ Khảm, đại diện cho nước.

Gan nằm ở phía Đông Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Mộc, Bát quái đối ứng là quẻ Chân, đại diện cho sấm sét và quẻ Tốn đại diện cho gió.

Tỳ nằm chính giữa Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Thổ, bát quái đối ứng là quẻ Khôn đại diện cho đất và quẻ Cấn đại diện cho núi.