1. Vị trí địa lý

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ kính nằm ở phía Tây thành phố Huế, trên đồi Hà Khê, thuộc vùng tả ngạn của sông Hương. Từ đây đi tới trung tâm thành phố mất khoảng 5km.

Cảnh đẹp thơ mộng của chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương

2. Lịch sử ngôi chùa

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa, ở ngọn đồi Hà Khê, đêm đêm thường có một bà lão mặc quần tía áo đỏ, khuôn mặt phúc hậu xuất hiện nơi đây và nói với mọi người rằng sẽ có một vị chúa chân chính đến đây lập chùa ở đây để tích tụ linh khí giữ bền long mạch, làm cho nước Nam hùng mạnh. 

Quả đúng như vậy, vào năm 1601, khi chúa Nguyễn Hoàng từ vùng đất Thanh Hóa vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, trong một lần rong đuổi vó ngựa dọc hai bờ sông Hương, xem xét địa thế, thì bắt gặp một ngọn đồi nhỏ xanh nhô lên bên dòng nước thơ mộng, thế tựa con rồng ngoảnh mặt nhìn lại, thì lấy làm thích thú, bèn cho người dựng nên một ngôi chùa trấn giữ long mạch ở đây. Từ đó chùa được đặt tên là chùa Thiên Mụ, tức là “Bà Mụ Linh Thiêng”. Chùa nằm trên đồi Hà Khê hiện nay.

Du lịch Chùa Thiên Mụ - Trải nghiệm trọn vẹn đất cố đô

Đến thời của vua Tự Đức thì chùa Thiên Mụ được đổi tên thành Linh Mụ Tự. Và đến ngày nay người ta vẫn gọi Thiên Mụ hay Linh Mụ đều được.

Vào thời chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu, đất nước bấy giờ Phật giáo rất thịnh hành và phát triển, chùa được tu bổ lại quy mô hơn. Người cho đúc một cái chuông lớn nặng trên hai tấn, cho đại tu lại hàng chục công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, phòng Tăng, nhà Thiền, lầu Tàng Kinh,… Những nét chữ được khắc trên bia đá đặt trên lưng con rùa khổng lồ, cũng là do chúa Quốc tự tay khắc. Tấm bia nói về việc dựng xây ngôi chùa ở đây. Sau này, ngôi chùa cũng trải qua nhiều đợt trùng tu của các vị vua qua nhiều thời đại.

3. Kiến trúc

Đình Hương Nguyện (nền Hương Nguyện): Ngày xưa trước khi vào bái Phật người ta thường chỉnh sữa lại quần áo cũng như trái cây cho chỉnh chu nhất rồi mới vào bái Phật, nhằm bày tỏ sự tôn trọng và tính chất trang nghiêm khi vào chùa. Trận bảo năm 1904 đã làm sụp đổ hoàn toàn ngôi đình này, hiện nay chỉ còn là nền móng củ.

Tháp Phước Duyên: Bước chân lên nhưng bậc thang và đi vào cổng chùa, công trình đầu tiên hiện ra trước mắt bạn đó chính là ngọn tháp Phước Duyên xây bằng gạch cao 21m, gồm 7 tầng, được xây dựng vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật, và bên trong có một chiếc cầu thang hình xoắn ốc để dẫn lên trên cùng, nơi mà trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng, nhưng theo thời gian tượng phất ấy đã bị thất lạc và được thay thế tượng Phật bằng ngọc bích nhưng vẫn bị thất lạc, hiện nay theo lời của hướng dẫn viên địa phương thì trên đỉnh tháp có tượng phật bằng đồng nhưng vẫn chưa xác thực bởi chúng ta không còn được leo lên tầng tháp ấy nữa.

Tháp Phước Duyên xây dựng vào thời vua Thành Thái

 

Cổng Tam Quan: Đây là cổng chính vào chùa với cấu trúc 2 tầng tám mái. Có 3 lối đi qua cổng, mỗi lối có cửa ván bằng gỗ được bó bằng đai và đinh đồng, ở 2 bên các lỗi đi có tượng hộ pháp trấn giữ. Cổng tam quan tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Thần – Quỷ.

Cổng Tam Quan tại Chùa Thiên Mụ
 

Điện Đại Hùng: Điện Đại Hùng là chánh điện của chùa, bên trong thờ phật Di Lặc tai to để lắng nghe những lời kể khổ của chúng sanh, có bụng to để bao dung những lỗi lầm của dân chúng, và có cái miệng to để cười những chuyện khó cười trong thiên hạ. Ở bên trên có một bức hoành phi khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong”. Bên trong điện cũng treo một chiếc chuông đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt.

Qua khỏi nơi thờ phật Di Lạc là vào điện thờ Tam Thế Phật, ở hai bên là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền. Đi theo bên hông điện để vòng ra phía sau vườn, nơi đây có nhà trưng bày chiếc xe hơi của Cố hòa thượng Thích Quảng Đức, vị pháp thiêu thân để chống chế độ đàn áp Phật giáo. Sau nữa là mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, người đã có công trong cuộc chấn hưng Phật giáo.

    Chiếc xe mà cố hòa thượng Thích Quảng Đức đã từng đi
 

Điện Địa Tạng: Sau điện Đại Hùng là điện Địa Tạng được xây trên nền điện Di Lạc, được chạm trổ nhiều nét kiến trúc độc đáo.

Điện Quán Âm: Đây là điện thờ sau cuối chùa, núp trong lùm cây, được trang trí giản dị, không có hoa văn. Trong điện có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được đúc bằng đồng đen có nét mặt dịu dàng, ngồi trên đài sen, bên trên là bức hoành phi Quán Âm Điện. Trước tượng đồng Quán Thế Âm, cũng có một bức tượng đá nằm trong tủ kính, với những ngón tay thon dài, đường nét mềm mại, uyển chuyển. Ở hai bên thờ thập vị Điện Vương, tức là mỗi bên mười vị.


Chùa Thiên Mụ mang nét kiến trúc đặc sắc của cố đô Huế
 

Nếu có dịp đến thăm xứ Huế bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa có niên đại cách đây 400 năm nhé, bởi đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên từ miền Trung đổ vào Nam, gắn liền với biết bao thời kì lịch sử của dân tộc.