Kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa nổi tiếng ở Lào
Phật giáo du nhập vào Lào từ thời gian nào và bằng con đường nào hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất, tuy nhiên, có thể khẳng định Phật giáo đã có mặt trên đất nước Lào từ rất sớm, trước cả khi quốc gia Lào giành độc lập thống nhất (thế kỷ XIV).
Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của người dân Lào, một phần được thể hiện qua kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa nổi tiếng.
Chùa được xây theo hình nậm rượu, tháp chính có diện tích đáy là 90x90 mét, cao 45 mét vươn lên như hình mũi tên, đế tháp là một đài sen hình vuông đang bung nở những cánh vàng ra bốn phía, bao quanh tháp chính là các tháp phụ. Tất cả đều được dát vàng
Khuôn viên chùa trưng bày những pho tượng cổ, có niên đại hàng trăm năm
Kiến trúc chùa That Luang mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào, là một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy
Nếu như That Luang là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất của Thủ đô Vientiane thì Xieng Thoong (có nghĩa "ngôi chùa của thành phố vàng" theo tiếng Lào) là chùa cổ, độc đáo nhất của cố đô Luang Prabang
Chùa được xây dựng năm 1559, mang lối kiến trúc đặc thù của Lào với mái cong buông xuống gần mặt đất, bao quanh chùa chính là những miếu đường nhỏ có cùng một lối kiến trúc, hợp thành một cảnh quan đẹp
Kiến trúc lối vào nhìn từ phía trong chùa chính
Từ ngoài vào trong là những phù điêu, điêu khắc trên các bức tường, tường rào của chùa, được chạm trổ công phu, sắc sảo, nội dung dựa theo Phật tích
Nằm trong quần thể chùa Xieng Thoong, ngoài ngôi chùa chính còn có một đền nhỏ, bên trong là cỗ xe của hoàng gia
Cỗ xe đồ sộ, nổi bật với sắc vàng và được trang trí bằng 5 rắn thần Naga. Đây là cỗ xe từng được vua Sisavong sử dụng vào năm 1960
Xieng Thoong hiện là địa chỉ tham quan hút du khách khi đặt chân tới cố đô Luang Prabang