Mặt bằng: là thuật ngữ chỉ hình chiếu của ngôi nhà lên mặt phẳng nằm ngang. Nhìn vào bản vẽ ta có thể nhìn thấy không gian bên trong của ngôi nhà giống như khi được nhìn từ trên trần nhà xuống.

Mặt đứng: là bản vẽ thể hiện mặt bên ngoài, mặt tiền của ngôi nhà.

Mặt cắt: là bản vẽ thể hiện phần nhìn thấy sau khi đã cắt một không gian theo chiều thẳng đứng, tương tự như ta cắt một chiếc bánh kem và nhìn thấy cấu tạo cách thành phần, các lớp của nó.

Phối cảnh: thuật ngữ chỉ bản vẽ 3D thể hiện hình ảnh thực tế của ngôi nhà chúng ta sau khi nó được hoàn thiện. Giống như một bức ảnh ở hiện tại nhưng trong đó lại là ngôi nhà trong tương lai.

 

 

Tỷ lệ: là tỉ số giữa kích thước đo trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo tại hiện trường.

Cốt -0.00; +0.00: Là thuật ngữ chỉ mặt phẳng lấy làm mốc để so chiếu với các mặt phẳng khác. Các mặt phẳng cao hơn mốc thì gọi là cốt dương (+) và các mặt phẳng thấp hơn mốc được gọi là cốt âm (-). Các kích thước được ghi theo hệ mét. Ví dụ: Cốt +400 chỉ nơi có độ cao hơn so với mốc là 400 mét.

Bê tông: là một loại đá nhân tạo được tạo thành từ việc trộn các vật liệu: đá, cát, chất kết dính (xi măng,...) theo một tỉ lệ nhất định cho đến khi đóng rắn lại sẽ tạo thành một loại vật liệu cứng như đá. Bê tông chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém, nên người ta đặt cốt thép vào những vùng chịu kéo của kết cấu để khắc phục nhược điểm của bê tông.

Bê tông cốt thép: là loại vật liệu hỗn hợp dưới dạng bê tông liên kết với cốt thép để chúng làm việc với nhau trong một kết cấu.

Cốt thép: là thép được đưa vào bê tông để làm tăng khả năng chịu lực của bê tông, có hai loại:

- Cốt mềm: gồm những thanh thép có mặt cắt tròn.

- Cốt cứng: gồm các thanh thép hình chữ I hoặc U

Người ta hay sử dụng cốt mềm nhiều hơn, cốt mềm lại chia ra làm 2 loại: cốt trơn, cốt gai.

Tuỳ theo tác dụng của cốt thép trong kết cấu, người ta phân ra:

Cốt thép chịu lực: là thành phần đóng vai trò chịu lực chính trong công trình.

Cốt đai: đóng vai trò giữ các cốt thép chịu lực ở đúng vị trí của nó, đồng thời cũng tham gia vào vai trò chịu lực.

Cốt cấu tạo: được đặt thêm do yêu cầu cần đảm bảo cấu tạo. Thực tế thì cốt cấu tạo cũng chịu lực nhưng thông thường chúng không được tính toán mà được đặt theo kinh nghiệm, theo kết quả phân tích sựtế thì cốt cấu tạo cũng chịu lực nhưng thông thường chúng không được tính toán mà được đặt theo kinh nghiệm.

Các cốt thép thường được liên kết thành khung và thành lưới, dùng dùng thép nhỏ để liên kết buộc lại hoặc hàn.

Móng: là thuật ngữ chỉ kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của công trình xây dựng, đảm nhiệm chức năng truyền trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, khối lượng của công trình, đảm bảo sự chắc chắn của công trình.  Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình. Nền đất là phần đất nằm dưới đáy móng.

Đáy móng: là mặt đất tiếp xúc nằm ngang giữa móng và nền đất.

Đỉnh móng: là mặt tiếp xúc giữa móng và công trình.

Nền thiên nhiên: là lớp đất đá tự nhiên nằm dưới đấy móng, chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng do công trình truyền xuống.

Nền nhân tạo: là đất được đầm nén kĩ hoặc gia cố bằng phương pháp thích hợp.

Khung chịu lực: Cột và dầm hợp thành khung, chịu lực đỡ trọng lượng của công trình với tất cả tải trọng đặt nên nó và qua đó các tải trọng được truyền xuống móng.

Giằng tường: là thuật ngữ chỉ lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép dùng để liên kết các đỉnh tường của tầng nhà. Giằng tường dùng để đỡ tường