Tháp Chăm Poklongarai – nghệ thuật kiến trúc độc đáo
16/10/2020
Nếu có dịp ghé thăm khu di tích Tháp Poklongarai, du khách sẽ được thưởng thức những đường nét ngoạn mục với lối kiến trúc hình vòm, phù điêu trang trí mượn của nền văn hóa Chămpa cổ và văn hóa dân tộc Việt. Tháp cổ hiên ngang giữa cái nắng và gió của xứ sở Ninh Thuận ấy, chính là nơi ghi dấu lịch sử nhiều thăng trầm của người Chăm.
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay). Tháp Poklongarai nằm trên ngọn Đồi Trâu, cách trung tâm Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận khoảng 7 km về phía Tây Bắc. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII và đầu thế kỷ XIV để thờ vua Poklongarai, vị vua có công lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy nhập điền ở địa phương.
Tháp Chăm bước ra từ truyền thuyết
Theo truyền thuyết của dân tộc Chăm, có một cặp vợ chồng nông dân nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh nằm trên bọt nước, trôi từ thượng nguồn dòng sông Dinh.Trời làm cho đứa bé bị ghẻ lở đầy người. Sau đó, trời cho Rồng vàng xuống trần, liếm hết những vết ghẻ lở trên người của cậu bé đang chăn trâu rồi nằm nghỉ trưa ở ngoài đồng. Cậu bé sau đó trở nên khôi ngô tuấn tú khác thường... Sau khi vị vua trị vì mất, nghe lời của một vị chiêm tinh, cậu bé sau khi trưởng thành được phong làm vua, lấy tên hiệu là Poklongarai.
Tới Tháp Chăm để được lắng nghe câu chuyện huyền thoại về Poklongarai
Theo truyền thuyết, vua Tàu và vua Chăm đưa ra một cuộc thi xây tháp, bên nào xây xong tháp trước trong thời gian đã quy định thì bên ấy được ở lại giữ đất, ngược lại bên nào xây chậm hơn thì phải rút quân đi. Với sự thông minh của mình, vua Chăm đã dựng tháp nhanh hơn và chiến thắng. Tháp Chăm ra đời từ truyền thuyết ấy và nó cũng là câu chuyện truyền miệng bao đời nay ở mảnh đất Ninh Thuận. Khách du lịch ghé thăm di tích ấy nhất định phải ngồi lại bên chén trà của người dân địa phương để nghe bằng được câu chuyện thần kì ấy.
Lễ hội Kate nơi những truyền thuyết được kể lại
Tháp Chăm với thăng trầm của lịch sử
Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Theo tiếng Chăm khi ấy, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là "lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi) hoặc đấy còn có thể là các vị Phật.
Tháp Chăm trải qua bao thăng trầm của lịch sử
Trải qua thăng trầm của lịch sử, Tháp Chăm vẫn được người dân Ninh Thuận gìn giữ và nâng niu như một báu vật của một thời tài hoa, oanh liệt. Tháp cổ mang vẻ đẹp của quá khứ và linh hồn của người Chăm như một biểu tượng di tích lịch sử của miền đất Ninh Thuận.
Lối kiến trúc Champa tài hoa nghệ thuật
Tháp Poklongarai là một quần thể gồm 3 tháp, gồm: Tháp cổng dài 5.10m, rộng 4.85m và cao 5.65m; tháp Lửa dài 8.18m, rộng 5m, cao 9.31m và tháp Chính dài 13.8m, rộng 10.71m và cao 20.5m.
Quần thể gồm 3 tháp của Poklongarai
Quan niệm cổ xưa đó cho rằng thế giới có hình vuông, xung quanh là núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời; chúng được thể hiện trong kiến trúc Ấn Độ giáo với khuôn viên vuông vắn, tường bao quanh xây cao, vuông góc với nhau tượng trưng cho núi. Các công trình trong tổng thể một nhóm đền tháp Chăm Pa thường được bố cục theo một đường trục chạy giữa với hướng chính của các công trình thường mở ở phía Đông - hướng của thần thánh, của sự sinh sôi, nảy nở. Về đại thể, có thể chia bố cục các nhóm đền tháp Chăm Pa theo hai dạng.
Tháp Chăm Poklongarai chủ yếu được xây bằng gạch
Mọi ngôi tháp đều được xây chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
Địa điểm checkin lý tưởng cho các bạn trẻ
Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.
Hình ảnh tháp nhìn từ xa
Nếu đã từng xuôi Bắc ngược Nam, chắc hẳn chúng ta không quên những ngôi tháp Chăm Pa cổ kính nằm rải rác trên dải đất miền Trung. Hàng năm, vào các dịp lễ Katê vào tháng 10 dương lịch, lễ Kamôn… nơi đây trở thành nơi diễn ra các lễ, hội chính của người Chăm trong vùng. Hãy đây vào dịp này, du khách sẽ được tìm hiểu, khám phá trọn vẹn nhất văn hóa nghệ thuật điêu khắc cũng như tín ngưỡng truyền thống của người Chăm.