Tốc độ đô thị hóa ngày nay diễn ra nhanh chóng, nhiều nhà cao tầng mọc lên, số lượng xe gắn máy ngày càng tăng gây ô nhiễm không khí ở các thành phố. Hơn nữa sự biến đổi khí hậu làm cho hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu từ môi trường gia tăng gây nhiều nguy hại sức khỏe cũng như cho lương thực, thực phẩm. Do vậy mà trẻ em Việt Nam ngày nay thiếu những vùng đất và sân chơi xanh, thiếu mối quan hệ với thiên nhiên.


 

Việt Nam trong lịch sử một quốc gia nông nghiệp, sau khi chuyển sang nền kinh tế sản xuất gặp nhiều khó khăn và thách thức, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Làm cho thế hệ sau không biết đến ngành nghề truyền thống của cha ông xưa, nắm bắt được nhu cầu đó, nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa – Trần Thị Hằng – Takashi Niwa –  Masaaki Iwamoto đã lên ý tưởng thiết trồng và phủ nhiều cây xanh trong trường mẫu giáo ở Đồng Nai để chống lại tất cả những vấn đề trên. Với diện tích 3.800 m2 nằm cạnh một nhà máy sản xuất giày lớn, công trình này được thiết kế cho khoảng 500 trẻ em là của công nhân làm trong nhà máy và trong vùng. Ngôi trường được hình thành như một mái nhà xanh liên tục, cung cấp lương thực và phần nào đó giáo dục cho trẻ tầm quan trọng của việc làm nông nghiệp, hơn nữa tạo một sân chơi rộng lớn giúp chúng có thể vui đùa.

Mái nhà được thiết kế đột phá với kết cấu “xoắn ốc” tạo nên ba vòng tròn gắn liền giống hình dạng của cỏ ba lá, bao quanh bên trong là các sân chơi an toàn. Chỉ với 1,5 tầng nên phần mái nhà được bố trí với hàng rào cao hơn đầu trẻ đảm bảo an toàn có thể tận dụng để tạo nên chỗ vui chơi và học tập ngoài trời của trẻ. Trường có sức chứa khoảng 700 trẻ nhỏ có độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi với 18 phòng học, đầy đủ các phòng như hội họa, âm nhạc, nhà bếp, thể dục…

Các khu thực nghiệm được trồng ngay trên mái nhà, nhiều loại rau khác nhau được triển khai trồng trong vườn 200 m2 để phục vụ cho mục đích giáo dục nông nghiệp, phần nào đó cải thiện thêm chất lượng rau sạch cho bữa ăn của trẻ. Do vậy mà tất cả mọi chức năng được bố trí đi theo mái nhà này, tạo độ dốc lớn để mái thấp hơn sân sẽ tạo ra lối lên tầng trên – nơi mà trẻ học được tầm quan trọng của nông nghiệp và giúp chúng gần hơn với thiên nhiên.

 

Tòa nhà được thiết kế với một dải hẹp, liên tục với 2 cửa sổ bên cạnh có thể điều khiển được mà nó giúp tối đa hóa thông gió chéo và để ánh sáng tự nhiên đi vào. Ngoài ra, các phương pháp kiến trúc thông minh và cơ khí tiết kiệm năng lượng được ứng dụng rộng rãi bao gồm: mái nhà xanh cách nhiệt, mặt tiền được che nắng, có nước nóng để sử dụng từ năng lượng mặt trời. Các ứng dụng được này được thiết kế rõ ràng, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục bền vững cho trẻ. Nước thải của nhà máy bên cạnh được tái chế để tưới cây xanh và xả nhà vệ sinh.

Do thiết kế thông minh đem lại lợi ích cao, giúp trường mầm non có thể hoạt động mà không cần đến máy điều hòa không khí trong lớp học, mặc dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới khắc nhiệt. Sau 10 tháng khi sử dụng tòa nhà tiết kiệm 25% năng lượng và 40% nước sạch so với kết quả xây dựng cơ sở, và giảm chi phí vận hành.

Ngôi trường được thiết kế cho trẻ em nhà máy có thu nhập thấp, vì vậy mà ngân sách xây dựng khá hạn chế. Do đó, việc kết hợp các vật liệu địa phương (như gạch, ngói…) và các phương pháp xây dựng công nghệ cao được áp dụng, giúp giảm thiểu tác động của môi trường cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương. Nhờ đó mà chi phí xây dựng trên một mét vuông chỉ là 500USD bao gồm hoàn thiện và trang thiết bị với giá cả cạnh tranh ngay cả trên thị trường Việt Nam.