1. Cà vạt họa tiết của Brioni

 

Cà vạt của Brioni nổi tiếng với độ bền thượng đẳng. Trải qua hơn 50 năm lịch sử thương hiệu, đến này Brioni vẫn giữ nguyên tắc thủ công trên từng sản phẩm, từ thiết kế, chọn chất liệu, in họa tiết và nhuộm màu. Brioni thích hợp cho mọi cuộc gặp mặt, từ mục đích làm ăn kinh doanh đến một dịp đặc biệt cần ăn mặc trang trọng.

2. Phong cách Mỹ với J.Press

 

J.Press bắt đầu sản xuất đồ nam theo tiêu chuẩn “Ivy League” từ năm 1902, và sự cam kết của họ đối với phong cách Mỹ cổ điển thể hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất trên bộ trang phục. Ban đầu, những chiếc cà vạt của J.Press là dành cho các quý ông tại Đại học Yale, sau đó đã lan tỏa ra toàn thế giới. Có rất nhiều lựa chọn cho khách hàng, từ các loại sọc, trơn đến hoa văn hay chất liệu len hoặc dệt truyền thống.

3. Andrew's Ties dành cho người sành sỏi

 

Với các cửa hàng gạch ngói vây quanh các thành phố lớn trên bờ biển phía đông, và một cửa hàng ở Las Vegas, Andrew's Ties đã trở thành một trong những chiếc cà vạt yêu thích của những người sành sỏi. So với các thương hiệu khác, cà vạt Andrew khá là khiêm tốn về số lượng, chỉ có 5.000 chiếc có sẵn trên thị trường.

Được làm bằng lụa Ý nặng nề, cà vạt thương hiệu Andrew được biết đến với các nút dày và kiểu dáng cổ điển hết sức. Bộ sưu tập của họ đều là những chiếc cà vạt phiên bản giới hạn, với mỗi phiên bản tập trung vào xu hướng mới nhất, đòi hỏi người đeo phải thực sự am hiểu thời trang và có gu thẩm mỹ độc đáo.

4. Cà vạt lụa in họa tiết tinh xảo Kiton


 

Trước khi sản xuất cà vạt, Kiton đã là thương hiệu thời trang nổi tiếng hơn nửa thế kỷ rồi. Những chiếc cà vạt Kiton là phụ kiện để hoàn thiện set đồ của hãng, nhưng đồng thời cũng khá linh hoạt trong việc phối kết hợp nhiều phong cách khác nhau. Mỗi chiếc cà vạt Kiton đều là sản phẩm thủ công với độ tinh xảo cao, mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện.

5. Trẻ trung với cà vạt Reef Knots

 

Reef Knots là thương hiệu tiên phong trong việc đổi mới nhận thức về chiếc cà vạt cứng nhắc, đem vào đó màu sắc vui tươi và trẻ trung của mùa hè. Được tạo ra từ chất liệu lụa dệt thủ công và kỹ thuật in vải truyền thống, các họa tiết trên cà vạt của Reef Knots lấy cảm hứng từ mùa hè và đại dương tươi mát.

Đặc biệt, mỗi chiếc cà vạt được gói trong một hộp dập logo thương hiệu đầy màu sắc, đính kèm là lời chúc của Reef Knots đối với bất kỳ chuyến đi nào mà bạn sắp thực hiện cùng chiếc cà vạt tươi trẻ của hãng.

6. Phong cách biến hóa với cà vạt lụa của Lee Allison
 

 

Lee Allison là công ty nổi tiếng với các mặt hàng phụ kiện thời trang nam, từ cổ áo, cà vạt, nơ bướm, khăn tay… Các mẫu mã, thiết kế của hãng cũng rất linh hoạt phong cách, từ cổ điển truyền thống đến hiện đại trẻ trung đều có thể tìm thấy ở showroom chính hãng. Với chất liệu lụa 100% thủ công từ các nhà máy tại châu Âu, nhà máy của Lee Allison tại Chicago nhập về và tiếp tục hoàn thiện bằng tay cho đến khi ra được thành phẩm cuối cùng.

7. Cổ điển, hào hoa với cà vạt Duchamp London

 

Các sản phẩm của Duchamp mang đậm màu sắc và tính cách của xứ sở xương mù, lịch lãm và cổ điển. Mặc dù mới chỉ được thành lập cách đây 25 năm nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực phụ kiện thời trang cho cả nam và nữ.

Mỗi chiếc cà vạt của Duchamp đều được làm thủ công tại Anh và vải được dệt bởi một trong những công ty thiết kế lụa lâu đời nhất trong nước. Nếu là một người chỉn chu, cầu toàn, mang hơi hướng quý ông cổ điển, bạn nên thử tìm hiểu một chiếc cà vạt Duchamp London xem sao.

8. Cà vạt Ermenegildo Zegna lâu đời, truyền thống
 

 

Được thành lập từ năm 1910, đến nay thương hiệu phụ kiện này vẫn do gia đình quản lý. Ermenegildo Zegna nổi tiếng với chất liệu vải tuyệt hảo, bởi đó chính là tiêu chí khó khăn nhất quyết định một sản phẩm có được đưa ra thị trường hay không. Vải lụa của Zegna thực sự đã trở thành một thương hiệu riêng, thậm chí không gắn liền với chiếc cà vạt nữa. Tất nhiên, bạn cũng vẫn tìm thấy các chất liệu khác trong các BST của hãng như len hay dạ.