NGUYÊN NHÂN GÂY THẤM DỘT TRẦN NHÀ LÀ GÌ?
 

THẤM DỘT DO CÔNG TRÌNH CŨ LÂU NĂM

Các ngôi nhà cũ ở lâu năm sẽ bị xuống cấp và có hiện tượng nứt trần. Khi đó, nước mưa sẽ tranh thủ thấm qua và gây dột  cho ngôi nhà của bạn. Lúc này nếu không có 1 biện pháp chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả thì chắc chắn, ngôi nhà của bạn không lâu sẽ xuống cấp trầm trọng.

KỸ THUẬT THI CÔNG KHÔNG ĐẢM BẢO

Kỹ thuật thi công ẩu, không đảm bảo chất lượng, kết cấu thép lún, theo đan sàn bê tông không đạt yêu cầu khiến nước ngấm qua dễ dàng.

Thấm dột qua các khe nối giữa trần cũ và trần đổ mới

Công việc chống thấm trần nhà bao gồm :

  • Chống thấm trần nhà bê tông, và rất phổ biến là chống thấm trần nhà chung cư.
  • Chống thấm trần nhà vệ sinh

Cách chống thấm trần nhà đơn giản được sử dụng phổ biến nhất đó là:

1 . SỬ DỤNG KEO CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ CHUYÊN DỤNG BƠM TRỰC TIẾP

Chuẩn bị

  • Vật liệu thi công: Keo PU trương nở chuyên xử lý chống thấm trần nhà bê tông triệt để bị nứt.
  • Phụ gia chống thấm: sika latex được trộn với vữa bê tông để quét phủ lên.
  • Máy móc thiết bị: Máy bơm keo chống thấm trần nhà chuyên dụng, hiện đại cùng các phụ kiện kèm theo.
  • Hóa chất chống thấm gốc xi măng, đàn hồi, khả năng thẩm thấu tốt.

Xử lý chống thấm trần bê tông

  • Xác định khoang vùng vị trí cần thi công xử lý chống thấm.
  • Đục khoét sạch các rãnh nứt, vệ sinh trần.
  • Gắn chính xác kim bơm keo vào các vị trí trần mái bị nứt.
  • Đổ keo PU vào bình gắn ở máy bơm, bơm vào các kim đã gắn.
  • Trám các vị trí vừa đục khoét ra.
  • Quét 1 lớp phụ gia chống thấm lên trước, đợi khổ rồi quét tối thiểu 2 lớp hóa chất chống thấm lên.

2 . SỬ DỤNG KỸ THUẬT CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ BẰNG NHỰA ĐƯỜNG

Chuẩn bị

  •  Vật liệu thi công: màng dán nhựa đường bitum.
  • Phụ gia lót chống thấm Asphalt primer.
  • Máy móc dụng cụ hỗ trợ: đèn khò khí ga, cây lăn, bay,…
  • Vữa xi măng đàn hồi.
  • Gạch ốp chống nóng.

Thi công

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà.
  • Quét lớp lót chống thấm Asphalt primer lên bề mặt sàn đã được vệ sinh.
  • Dùng đèn khò khí ga, đốt nóng chảy màng bitum cho nhựa đường chảy ra, dùng con lăn trải đều dán màng xuống. Dùng bay miết mặt ở các mép, và rìa của màng để đảm bảo khả năng bám dính chắc chắn của nhựa đường với trần nhà.
  • Ngâm nước kiểm tra khả ngăn ngăn nước của màng trước khi làm bước tiếp theo.
  • Quét vữa xi măng đàn hồi dày 2 -3 cm để bảo vệ màng dán phía dưới, trải tạo độ dốc để giúp nước chảy xuôi về hướng ống thoát.
  • Thi công hoàn thiện, ốp gạch chống nóng.

3 . SỬ DỤNG MIẾNG DÁN CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ

Chuẩn bị

  • Bề mặt thi công phải đặc chắc, khô ráo và sạch
  • Bụi bẩn, chất tháo ván khuôn, cặn xi măng, sơn, rỉ sét,các vật liệu bám dính kém trên bề mặt phải loại bỏ bằng các dụng cụ đánh mài bằng tay hay cơ khí
  • Các bề mặt kim loại, nhựa phải tẩy sạch hoàn toàn với dung môi
  • Đối với các bề mặt bị rổ bê tông, vữa thì gia tăng tính kết dính nhờ sử dụng một lớp lót bitumen và để lớp lót khô ít nhất 1 giờ.
  • Nhiệt độ môi trường: thấp nhất là +50C và cao nhất là +400C.
  • Nếu nhiệt độ dưới 100C thì băng trám kín và bề mặt phải được làm nóng lên trước và trong suốt quá trình thi công (nên sử dụng dụng cụ làm nóng bằng khí)

Hướng dẫn chống thấm trần nhà

  • Cắt băng trám kín theo các chiều dài yêu cầu, tháo màng bảo vệ
  • Dùng con lăn sơn ấn mạnh lên bề mặt với một lực thích hợp.
  • Mối nối phải được chồng lên nhau tối thiểu 5 Cm.
  • Độ bám dính lên bề mặt sẽ gia tăng nếu làm nóng băng keo chống thấm bằng máy sấy thổi hơi nóng trong quá trình thi công
( Nguồn youtube.com)
 

4 . SỬ DỤNG SƠN CHỐNG THẤM TRẦN BÊ TÔNG

Về bản chất, là sơn phủ bề mặt với chức năng thiên về mặt thẩm mỹ nhiều hơn và có thêm tính năng ngăn ngừa thấm nước nhờ vào lớp màng mỏng, theo thời gian dễ bị lão hóa bởi tia UV, dễ bong tróc hoặc dễ dàng bị tác động ngoại lực làm rách lớp màng này khi đó sự thấm sẽ xảy ra tức thì. Mặc dù vẫn có chức năng ngăn sự thẩm thấu vào các bề mặt thi công nhưng nó không thể thay thế cho chất chống thấm được.

Chuẩn bị

  •  Bề mặt vữa xi măng, bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Đối với tường mới cần để kết cấu vữa xi măng ổn định (tối thiểu 12 ngày), đối với sàn (tối thiểu 21 ngày).
  • Sơn chống thấm 

Thi công

 

( Nguồn youtube.com)